Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

5 từ đơn giản, giúp bạn lấy lại sự bình yên trong cuộc sống

5 chữ dưới đây có thể ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu… Khi cảm thấy bế tắc, đừng quên những điều dưới đây! 


1. Tĩnh
Đôi khi “im lặng là vàng”, nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn để tự mình điều chỉnh tâm thái của chính bản thân. Vì cũng có khi, người nói nhiều quá sẽ đánh mất vẻ đẹp của sự yên lặng.
Nói nhiều đồng nghĩa với việc không thể kiểm soát hành vi. Càng nói nhiều càng dễ bị nói hớ, dễ đi chệch hướng. Vậy nên, cần phải tĩnh tâm, suy nghĩ thấu đáo rồi mới làm, ắt tìm ra định hướng trong cuộc đời, thành công ắt tới.



2. Bình
Bình ở đây chính là bình tĩnh, bình thản và cân bằng trong nội tâm. Cuộc sống hối hả, dòng đời xô vồ, tâm ai bình thản người ấy sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và thành công hơn người khác.
Bình cũng là cách đối nhân xử thế khéo léo. Bởi “dục tốc bất đạt”, nóng vội sẽ đưa ra quyết định sai lầm, khó khăn chồng chất khó khăn, bế tắc vẫn hoàn bế tắc.







3. Nhẫn
Nhẫn không đồng nghĩa với việc bị người ta chà đạp. Nhẫn là để tự cảnh tỉnh bản thân, không nóng giận để rồi làm những việc sai trái. Tức giận không những hại sức khỏe, tổn thương tinh thần mà còn đánh mất đi giá trị đích thực trong con người bạn.
Vậy nên mới có câu: “Nhẫn nại để thể hiện sự độ lượng, tha thứ những việc không thể thay đổi được. Có dũng khí để thay đổi những việc có thể thay đổi được. Có trí tuệ để phân biệt được hai loại sự việc trên”. Làm được những điều này, bạn đã là người thành công rồi đó.



4. Nghe
Bản thân mỗi người cần phân định rõ đúng sai, phải trái. Nhưng nếu không lắng nghe người khác, bạn khó mà xác định được.
Lắng nghe để biết lòng người ý ta, để tìm cách đối nhân xử thế, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, âu cũng là mang lại lợi ích cho chính mình.


5. Nhẹ
Càng xem nhẹ mọi thứ, tâm càng dễ thanh tịnh, hạnh phúc càng ngập tràn. Danh lợi, tiền bạc chỉ là vật phù du, chết rồi có mang theo được đâu.
Buồn tủi, giận hờn sớm muộn rồi cũng qua đi, chỉ còn ta với ta. Vậy sao không xem nhẹ mọi thứ, học cách buông bỏ để mọi phiền não bị thổi bay nhanh chóng.
Chỉ với 5 chữ vàng đơn giản, nhưng nếu làm được, bạn sẽ sớm vượt qua mọi khó khăn, bế tắc trong cuộc đời, tâm tưởng lúc nào cũng nhẹ tênh để tiến tới những thành công to lớn.

ST


Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017



– Khi bạn muốn buông xuôi vài thứ, bạn nên đọc 2 câu chuyện dưới đây. Hy vọng, nó sẽ giúp ích được cho bạn điều gì đó.
Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc,nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng,cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Đau rồi tự khắc sẽ buông!
 

Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư , anh hỏi:
-Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
 

Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.
              
                                     Trích Email của anh alex041138@....

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

HỌC LÀM NGƯỜI



7 ĐIỀU HỌC LÀM NGƯỜI

Ðại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân:
- Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?
Ngài Tinh Vân bảo: "Học Làm Người - học làm người là Việc Học Suốt Đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.
1. Thứ Nhất - Học Nhận Lỗi.
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết chính là một lỗi lầm lớn. Ðối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.
2. Thứ Nhì - Học Nhu Hòa.
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.
3. Thứ Ba - Học Nhẫn Nhục.
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.
4. Thứ Tư - Học Thấu Hiểu.
Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
5. Thứ Năm - Học Buông Bỏ.
Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả.. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.
6. Thứ Sáu - Học Cảm Ðộng.
Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề. Và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác cũng là cảm động.
7. Thứ Bảy - Học Sinh Tồn
Ðể sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.

Bài học đạo lý: Cái học tích lũy kiến thức, thành tựu bằng cấp tuy khó nhưng không khó bằng cái học chuyển hóa những tập khí bất thiện của chính bản thân mình để trở nên hoàn thiện, học làm người. Đúng như lời của Đại sư Tinh Vân: Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được”.
Một người dù có bằng tiến sĩ hay không có bằng cấp gì cũng đều phải học làm người. Đó chính là sự tu tập, khả năng tự trị liệu và chuyển hóa. Theo Đại sư Tinh Vân, trước cần học nhận lỗi. Lỗi lầm là điều không ai có thể tránh khỏi. Nhận ra lỗi lầm và chịu trách nhiệm về nó chính là sự tiến bộ lớn. Kế đến là học nhu hòa, tức sự khiêm tốn, hạ mình nhằm thiết lập sự hòa ái, sống chung an lạc. Tiếp theo là học nhẫn nhục. Một điều nhịn chín điều lành”. Nhẫn nhịn và kiềm chế được trước nghịch cảnh mới là người có sức mạnh thật sự, vạn sự lành đều xuất phát từ đây. Quan trọng hơn là học thấu hiểu. Vì chỉ có thấu hiểu mới hình thành cảm thông và thương yêu. Nhờ thấu hiểu nên người ta sẽ bớt cố chấp, dễ dàng buông bỏ, hỷ xả và bao dung. Học buông bỏ những gì đáng buông bỏ để cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Đặc biệt là học cảm động, rung động trước khổ đau, bất hạnh và sẻ chia thành công, vui mừng với người khác. Từ bi hỷ xả là những chất liệu nuôi lớn tình thương trong ta và mọi người. Cần thiết nhất là học cách sống lành mạnh để thân khỏe; thân khỏe thì tâm mới an và làm được những gì cần làm.

Những lời dạy học làm người của Đại sư Tinh Vân thật giản dị mà vô cùng thiết thực và lợi ích. Cuộc sống sẽ trở nên nhiệm mầu, an vui và hạnh phúc khi mỗi người đều quan tâm đến việc tự hoàn thiện mình bằng cách nỗ lực trong việc học làm người.
- ST-


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

TỰ NHẮC NHỞ MÌNH

Tự nhắc nhở mình
*******
Sửa tánh tham lam thành bố thí
Sửa tánh ganh tị thành hoan hỷ.


Sửa tánh ích kỷ thành vị tha
Sửa tánh vô tâm thành hòa nhã.

Sửa tánh cố chấp thành buông xả
Sửa tánh hẹp hòi thành bao dung.

Sửa tánh cao ngạo thành khiêm tốn
Sửa tánh khinh khi thành kính mến.

Sửa tánh bi quan thành tích cực
Sửa tánh lười biếng thành siêng năng.

Sửa tánh hơn thua thành nhẫn nhịn
Sửa tánh si mê thành trí tuệ….

-ST-

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

 Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Nếu mỗi người tự cố gắng thực hành “tứ vô lượng tâm”, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc v.v… thì mỗi người sẽ trở thành một công dân lý tưởng trong một thế giới hòa bình, an lạc.
 Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Trong quá trình truyền giáo, Đạo Phật chưa bao giờ gây chiến tranh hay đổ máu, thông điệp tình thương cứu khổ, giúp đời đã được Đức Phật tuyên thuyết ngay từ thời kỳ sơ khai thành lập giáo đoàn. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là “Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại
xả”.
Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Đức Phật dạy người Phật tử phải tu tập tứ vô lượng tâm.




TÂM TỪ
 “Từ” là lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh. “Tâm từ” là cái gì làm cho lòng êm dịu, là lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ. Tâm từ là lòng mong mỏi chân thành của người bạn hiền muốn cho bằng hữu mình được an vui hạnh phúc. Ngược lại với tâm từ là lòng “sân hận”.
 Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về tình dục, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, không dành riêng cho tình đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.
 Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều đối với chính mình cũng như đối với những người thân cận, dù không quen biết, dù có ác cảm với mình. Người thực hiện từ tâm đến mức độ cùng tột sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là “ta” không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.

TÂM BI
 “Bi” là lòng thương xót cứu khổ, thương dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Đặc tính của “tâm bi” là ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ.
 Tâm bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bệnh hung bạo. Lòng của người có tâm bi thật là mềm dịu. Lắm khi người có tâm bi không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng. Chính do nơi tâm bicon người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ kẻ khác, giúp mà không bao giờ mong đền ơn, đáp nghĩa.
 Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo đói, túng thiếu, đau ốm, cô đơn dốt nát, hư hèn và cả những người có đời sống buông lung, phóng đãng tội lỗi. Tâm bi phải bao trùm tất cả chúng sinh đau khổ, rất bao labình đẳng. Như Đức Phật xưa kia đã từng tế độ cho một người phụ nữ lạc bước giang hồ và cho cả một tên sát nhân tàn ác, toan hại Ngài. Về sau, cả hai đều theo Ngài và hoàn toàn đổi tính. Bên trong mỗi người, dù xấu xa thế nào cũng ngầm có những tính tốt. Đôi khi chỉ có lời nói phải, đúng lúc, cũng có thể làm đổi hẳn con người. Như vua A Dục ngày xưa, tàn bạo đến nỗi, người đời bấy giờ gọi là “A Dục, con người tội lỗi”. Thế mà, khi nghe được lời nói phải của một thầy Sa di trẻ tuổi, ông đổi hẳn lại tính tình, mạnh tiến trên con đường tự giáctrở thành “A Dục, con người hiền đức”. Ta nên nhận định rằng, tâm bi của Phật giáo không phải là giọt nước mắt nhỏ suông gọi là thương xót. Kẻ thù gián tiếp của tâm bi là “âu sầu, phiền não”.
 Tâm từtâm bi thường đi chung với nhau. Trước hết phải dùng tâm bi để trừ giùm đau khổ cho chúng sinh, rồi kế đó dung tâm từ mà cho họ niềm vui. Như thế, cái vui mới được hoàn toàn. Vậy “bi” là nhân mà “từ” là quả. Người sống có tâm từ bi, có tình thương thì mọi hận thù trên thế gian này sẽ tiêu tan.

TÂM HỶ
 “Hỷ” là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. Hay muốn nói cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là “ưu phiền”. Hỷ không phải là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với một người nào. Hỷ là lòng cùng vui thích với người khác khi họ có hạnh phúc hay họ được thành công, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát.
 Lòng “ganh tị” là kẻ thù trực tiếp của hỷ. Nhiều người lấy làm bực tức khi thấy người khác thành công hay vui khi thấy người khác thất bại. Chính tâm hỷ làm tiêu tan lòng ganh tị đó.
 Người có tâm hỷ sẽ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại cho mình hơn cả người khác. Nếu so sánh với tâm từtâm bi, tâm hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có tâm hỷ, phải có ý chí mạnh mẽhết sức cố gắng. Để tạo sự an vui, hạnh phúc trong đời sống cá nhân cũng như tập thể và vươn mình lên sống đời trong sạch, cao thượng, người Phật tử nên thực hành tâm hỷ.

TÂM XẢ
 “Xả” là lòng buông xả ra mọi vật của mình cho tất cả chúng sinh không phân biệt kẻ oán người thân. Xả là bố thí, bỏ đi, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Xả là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chính, suy luận vô tư, tức là không ghét bỏ cũng không luyến ái; không ưa thích cũng không bất mãn. Phản nghĩa của “tâm xả” là “cố chấp”.
 Người cao thượng luôn giữ tâm bình thản trước sự khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa. Giữa cuộc thăng trầm của thế gian đó, Đức Phật dạy ta nên luôn bình thản, hành tâm xả, vững chắc như tảng đá sừng sững giữa trời, vững như voi, như mãnh hổ. Ví như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới, tuy sống giữa chợ người mà ta không luyến ái những lạc thú hão huyềnvô thường của cuộc đời. Như hoa sen từ bùn nhơ nước đục vươn lên, chúng ta cũng vượt lên bao nhiêu quyến rũ của thế gian để sống trong sạch, tinh khiết, luôn luôn bình tĩnh và an vui.

- ST -






Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

5 CÁCH SỐNG TƯƠI TRẺ CHO CUỘC SỐNG

5 CÁCH SỐNG TƯƠI TRẺ CHO CUỘC SỐNG.
==========================

SỐNG CUỘC ĐỜI CỦA CHÍNH BẠN

Hãy quên đi những điều người khác muốn và kỳ vọng nơi bạn bởi sống theo ý muốn của người khác thực sự là một gánh nặng với bất kỳ ai. Nếu đã xác định được đam mê và mục tiêu của cuộc đời, hãy nhớ lấy câu nói: “Mỗi người chỉ sống một lần trong đời” để dũng cảm thực hiện theo sự mách bảo của con tim.



LUÔN NGHĨ NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP

Mỗi buổi sáng thức dậy, hãy ngắm nhìn các bông hoa đang khoe sắc ngoài vườn, “chạm” vào tia nắng đầu ngày, lắng nghe những giai điệu vui vẻ… thay vì nghĩ đến những mệt mỏi sắp đến. Trên thực tế, sự lo lắng không thể giải quyết vấn đề giúp bạn mà chỉ khiến bạn đánh mất cơ hội tận hưởng những niềm vui nho nhỏ của cuộc sống.
Bên cạnh đó, đừng quên tự nhắc nhở bản thân rằng, bạn đang có trong tay nhiều thứ đáng quý, như: một công việc ổn định, một gia đình hoà thuận, những người bạn tốt… Những điều ấy dù không có gì to tát nhưng cũng là may mắn hơn rất nhiều người.

TÌM RA CƠ HỘI TRONG KHÓ KHĂN

Cuộc sống là một hành trình dài và không bao giờ trải đầy hoa hồng. Mỗi khó khăn hay thất bại trong cuộc sống dù là điều không ai mong muốn nhưng chúng đều chứa đựng trong đó những bài học vô giá và cả những cơ hội quý báu. Bất cứ khi nào gặp khó khăn, hãy xem nó là sự thử thách để bạn thấy được năng lực tiềm ẩn của mình. Nếu chẳng may thất bại thì ít nhất bạn cũng đã học được một kinh nghiệm tốt.

CHIA SẺ YÊU THƯƠNG

Không cần đợi đến khi thật giàu có, bạn mới có thể chia sẻ với người khác bởi lòng tốt không đòi hỏi điều kiện “cần” và “đủ”. Nếu bạn có tấm lòng, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể chia sẻ để đổi lại niềm vui trong cuộc sống và sự thanh thản trong tâm hồn.



VƯỢT RA NGOÀI RANH GIỚI "AN TOÀN"

Đôi khi sự quen thuộc lại chính là “tác nhân” gây ra cảm giác nhàm chán. Thỉnh thoảng, hãy tìm cách “khuấy động” bầu không khí xung quanh bạn bằng những hành động rất đơn giản như: làm quen với những người bạn mới, học một ngôn ngữ mới hay thử làm một món ăn mới… Cảm giác “chinh phục” được những điều lạ lẫm sẽ mang lại cho bạn niềm vui và bất ngờ thú vị.
- ST -

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ ƯỚC MƠ

************* ĐỪNG *************


ĐỪNG đánh thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác.
Bởi vì mọi người đều khác nhau, đều có một đặc tính cá biệt.
ĐỪNG đặt mục tiêu của mình dựa vào những gì mà người khác cho là quan trọng.
Chỉ có bạn mới biết được những gì tốt nhất cho chính mình.
ĐỪNG để cuộc sống vuột khỏi tầm tay bằng cách sống trong quá khứ hoặc cho tương lai.
Mà bạn hãy sống thật tốt cho từng ngày.
ĐỪNG thất vọng khi bạn vẫn còn có gì đó để cống hiến.
Không có gì thật sự chấm dứt cho đến khi bạn dừng lại không muốn cố gắng nữa.
ĐỪNG sợ hãi khi nhận thức rằng mình là người không hoàn mỹ.
Vì khi nhận thức được điều này thì bạn đang trở thành một người hoàn mỹ rồi đó.
ĐỪNG sợ khi đối diện với hiểm nguy.
Hãy kiên trì vượt qua thì bạn mới học được bài học can đảm.
ĐỪNG xua đuổi tình yêu ra khỏi cuộc đời của bạn bằng cách nói rằng nó khó mà tìm được.
Cách nhanh nhất để tìm được tình yêu là cho tình yêu, nhưng khi được tình yêu thì bạn đừng nên nắm giữ nó quá chặt vì như vậy thì bạn sẽ bị mất nó rất mau.




ĐỪNG bỏ quên ước mơ của bạn
Nếu không có mơ ước thì sẽ không có hy vọng; nếu không có hy vọng thì sẽ không có mục đích. Cuộc sống mà thiếu mục đích cũng như chim gãy cánh không muốn bay cao.
ĐỪNG đi qua đời sống quá nhanh vì bạn không những chỉ quên đi nơi bạn đã đến mà còn quên cả hướng đi của chính mình.

*************************************************

Vì cuộc sống là những trang sách mà bạn cần phải đọc, đọc thật chậm để cảm nhận cái hay của nó, cũng không phải là một cuộc chạy đua, nó là một hành trình mà bạn muốn thấy cái đẹp thì phải tận hưởng từng bước một.

SUY NGHĨ CHỮ TÂM TRONG ĐỜI THƯỜNG VÀ TRONG ĐẠO PHẬT


SUY NGHĨ CHỮ TÂM TRONG ĐỜI THƯỜNG VÀ TRONG ĐẠO PHẬT 




Tâm là một khái niệm trừu tượng, không sờ mó được, nhưng lại luôn hiện hữu trong con người. Tuy ta vẫn thường nói người này có tâm, người kia vô tâm hoặc thất nhân tâm.
Trăm năm tóc cũng đổi màu
Chữ Tâm sáng mãi giữa dòng thời gian
Những năm trước đây, nhiều gia đình ở Việt Nam thường bày trong nhà tượng 3 ông Phúc-Lộc-Thọ, vừa là vật trang trí, vừa như để cầu tài lộc. Gần đây nhiều nhà lại thích treo tranh đá quý, tranh sơn mài hoặc tranh thư pháp (viết trên giấy Gió-là một loại giấy bản đặc biệt) có chữ Tâm. Các nhà thư pháp chỉ bằng ba nét bút thư pháp đã viết ra chữ Tâm, và có lời bình là:
Ba chấm như sao sáng
Nét ngang tựa trăng tà
Xóa đi điều vẩn đục
Phật ở chính tâm ta

Còn bậc thi nhân lại nói:
Trăm năm tóc cũng đổi mầu
Chữ Tâm sáng mãi giữa dòng thời gian
Vậy xem ra chữ Tâm cũng quan trọng lắm. Chẳng thế mà ở phần kết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du mới viết:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài

 Vậy Tâm là gì? Các nhà nho xưa quan niệm: “Bao quát mọi suy nghĩ là cái tâm” (Tổng bao vạn lự vị chi tâm) hoặc “Trời đất lấy gốc là tâm” (Thiên địa dĩ bản vi tâm dã). Do đó mà ngày nay y học mới chẩn đoán người bị rối loạn hành vi, cử chỉ là người bị bệnh tâm thần.
Tâm là một khái niệm trừu tượng, không sờ mó được, nhưng lại luôn hiện hữu trong con người. Tuy ta vẫn thường nói người này có tâm, người kia vô tâm hoặc thất nhân tâm. Thực ra người vô tâm hoặc thất nhân tâm cũng vẫn có tâm, nhưng đấy là một cái “tâm xấu”. Người vô tâm có thể là loại người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến người khác; còn người thất nhân tâm rõ ràng là hạng người xấu, là người có những hành động hoặc lời nói làm hại người khác. Người có tài mà không có tâm thì cái tài đó chỉ  nhằm mang lại lợi ích cá nhân, không thể nào có ích cho cộng đồng xã hội được. Vậy tâm phải lành, phải tốt, phải trong sáng mới sản sinh ra được những lời nói hay, những việc làm tốt.
Trong đời thường chữ Tâm được hiểu nôm na là tấm lòng. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời khi nói đến tấm lòng, luôn nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của nó. Mấy chục năm trước, có lần ca sĩ Khánh Ly ra hải ngoại gặp ông, đã hỏi: “Thưa anh Trịnh Công Sơn, mấy năm trước anh đã nhắc nhở em sống trên đời này phải có một tấm lòng. Hôm nay, sau gần hai mươi năm anh em gặp lại nhau ở một nơi không phải là quê hương mình, em thực sự muốn biết đối với anh điều gì quan trọng nhất?”. Người nhạc sĩ tài hoa này đáp ngay: “Tấm lòng. Tất cả từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, con người sống với nhau cần có một tấm lòng, nghĩa là đối xử tốt với nhau, sống tử tế với nhau…”.
Thực tế trong đời sống xã hội hiện nay luôn có sự đan xen tồn tại giữa cái tốt và cái xấu, cái tích cực và tiêu cực…thì lòng người cũng thế, cái Tâm con người cũng vậy. Điều đáng nói là người có Tâm, sống trung thực, sẵn sàng hy sinh quên mình cứu giúp người hoạn nạn thường lại là những con người bình thường, những cháu nhỏ học sinh, thanh thiếu niên. Truyền thông báo chí từng nhiều lần từng nêu gương những doanh nghiệp, cá nhân làm việc thiện nguyện; nêu gương các em học sinh nhặt được của rơi đã đem đến cơ quan chức năng giao nộp để trả lại người đánh rơi. Ở nơi này nơi nọ suốt dọc dài đất nước ta từng có những cháu thanh thiếu niên tuổi đời còn rất trẻ đã dũng cảm cứu bạn bị chìm đò giữa sông, quên mình cứu người bị lũ cuốn khi có mưa bão, lũ lụt… Nhiều em cứu được bạn, cứu được người rồi thì vì quá mệt đã bị dòng nước, dòng lũ cuốn trôi…
Chữ Tâm cũng gắn liền với đạo Phật nên mới có những câu thơ như:
Nương theo giáo pháp Phật Đà
Chữ Tâm Phật dạy giúp ta độ đời
Đến bờ giác ngộ thảnh thơi
Xa rời phiền não cuộc đời an vui
Như vậy chữ Tâm gắn với đạo Phật. Đạo Phật là đạo Tâm. Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo”, nghĩa là: “Mọi sự việc đều do tâm tạo ra”. Theo giáo lý nhà Phật thì tâm là tất cả, tất cả đều từ tâm mà ra. 
Kinh Pháp Cú có câu: “Chỉ có tự mình gây nên điều xấu, tự mình làm nhơ uế mình. Tự mình hủy bỏ điều xấu, tự mình làm mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay nhơ uế đều tùy thuộc ở mình. Không ai làm ai thanh tịnh được”.
Trong Kinh này cũng dẫn lời Đức Phật dạy là: “Không làm các điều ác-Thành tựu những việc lành-Giữ tâm ý thanh tịnh-Ấy lời chư Phật dạy”. Trong 14 điều Răn của Đức Phật, ngay ở điều thứ nhất có câu: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”.
Kinh Pháp Cú cũng dẫn lời Đức Phật: “Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng tâm mình là điều quan trọng nhất”. Quả vậy, ai tự thắng được tâm mình, nhẫn nhịn bực tức trước mọi sự bịa đặt, vu khống, đả kích…của kẻ xấu-nhịn mà không nhục, tâm trí vẫn bình thản-tự tại, không phiền não-khổ đau-tức giận-hận thù…thì người đó chính là có Tâm Phật vậy. Trong khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), bên trái tòa Đại Hùng Bửu Điện (chính điện) có đặt một tảng đá, trên đó có viết những chữ sau đây: 
NHẪN
Như tảng đá kiên cố
Gió thổi không lay động
Người trí tâm an định
Bất động trước khen chê

Muốn được như vậy thì phải rèn luyện, thậm chí “tu luyện” theo giáo lý nhà Phật để “Tâm bất biến giữa cuộc đời vạn biến”, thì con đường đưa ta đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc  sẽ chẳng còn bao xa. Bởi Đức Phật dạy rằng: “Người nào giữ được nhứt tâm bất loạn, trong một ngày đến bảy ngày, khi lâm chung giữ tâm không điên đảo, thì người đó được vãng sanh Tây Phương” (Kinh A Di Đà).
Theo giáo lý nhà Phật thì Tâm (tấm lòng) và miệng (lời nói) phải là một (“Tâm khẩu nhất như”), nghĩa là trong lòng nghĩ thế nào, miệng nói phải như vậy. Miệng nói tốt thì trong lòng cũng phải nghĩ tốt. Có người làm trái lời Phật dạy, lại “Khẩu Phật, tâm xà” hoặc “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”. Vì thế người xưa mới có câu “Tri nhân tri diện bất tri tâm”, nghĩa là “Biết người chỉ biết mặt, không biết được tâm địa họ”.Như trên đã nói, đạo Phật là đạo Tâm. Tâm ta chính là Đức Phật đó (“Tâm tức Phật”). Người làm theo đạo Phật, tu theo đạo Phật phải tập Thiền, tu Thiền chính là để cho thân tâm được an lạc, thanh tịnh. Phải tu tập 4 tâm rộng lớn (trong kinh sách gọi là “tứ vô lượng tâm”) là từ-bi-hỷ-xả để không còn tham-sân-si, không còn phiền não, không còn tranh chấp đố kỵ, cố chấp hơn thua…từ đó không còn tạo tội, tạo nghiệp (chướng). Chỉ đến khi nào tứ vô lượng tâm tròn đầy, con người ta mới thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, thấy được thế giới Như Lai, đạt được cứu cánh Niết Bàn.
Vì thế Đức Phật Thích Ca cách nay hơn 2500 năm, tu Thiền bên gốc cây Bồ Đề, khi thành chính quả, đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Bởi Đức Phật nhận thấy “Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh, chúng sinh chẳng nhận thấy được, vì bị vô minh che lấp” (Kinh Đại Bát Niết Bàn).
Chữ Tâm quan trọng là thế, thì việc con người ta phải sống có Tâm, phải biết tu Tâm theo lời Phật dạy, điều chỉnh cái Tâm hướng về chân-thiện-mỹ là rất cần thiết. Nói đơn giản là phải sống lương thiện, tử tế, không làm hại ai, chỉ làm việc thiện nguyện. Quy luật của cuộc sống và theo giáo lý nhà Phật là có nhân ắt sẽ có quả. Ai gieo nhân lành (làm điều thiện, việc thiện) ắt sẽ gặt được trái ngọt. Trong dân gian có câu:
Cứu người phúc đẳng hà sa
Giúp người Trời lại giúp ta sau này!
Nếu trên đời này mọi người đều có Tâm lành, Tâm thiện, Tâm Bồ Tát (vì “Phật ở chính tâm ta”), và ai ai cũng có ý thức nói điều hay, làm việc tốt và luôn tâm niệm là hôm nay mình phải làm được điều gì đó tốt đẹp cho gia đình và cộng đồng thì xã hội sẽ bớt đi hoặc không còn những hành vi phạm pháp, bạo lực, bất nhân nữa!
Mong sao mỗi con người chúng ta, dù là ai, dù ở đâu, dù làm nghề gì, việc gì cũng đều phải biết tu nhân, tích đức, biết sống tử tế và lương thiện đã là tu Tâm rồi; để trong ta ai cũng có một chữ Tâm viết hoa, để chữ Tâm đó sáng mãi giữa dòng thời gian…  
  - Sưu tầm -

Im lặng là vàng, nhẫn nhịn là bạc, giúp người là đức, chịu thiệt là phúc

Đường đời muôn nẻo, ít nhiều đều có chông gai. Cuộc sống muôn vị, cay đắng ngọt bùi, không có nỗi buồn thì chẳng có niềm vui. Vậy nên ...