TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
Đức Phật khuyên dạy
chúng sinh hãy chăm
tu tập “Tứ
Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn
món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy
mở rộng bốn tâm này, không
hạn chế, cho tất cả các loài
hữu tình ở khắp bốn
phương. Đây là những
đặc tính giúp
con người trở nên
tốt đẹp,
hoàn thiện, là
lối sống của bậc thánh. Nếu mỗi người tự
cố gắng thực hành “tứ
vô lượng tâm”,
không
phân biệt tôn giáo,
chủng tộc v.v… thì mỗi người sẽ
trở thành một công
dân
lý tưởng trong
một thế giới hòa bình,
an lạc.
Đạo Phật thường được gọi là
đạo từ bi, đạo
cứu khổ. Ở đâu có
Đạo Phật, ở đó có
tình thương.
Phương châm tu tập của
Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người
Phật tử
lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển
thánh hạnh;
tâm từ bi được
coi là
tâm Phật. Trong quá trình
truyền giáo,
Đạo Phật chưa bao giờ gây chiến
tranh hay đổ máu,
thông điệp tình thương cứu khổ, giúp đời đã được
Đức Phật
tuyên thuyết ngay từ
thời kỳ sơ khai thành lập giáo đoàn. Bốn món tâm rộng lớn
không lường được nói trên nếu của Phật và các vị
Bồ tát thời được xưng là “Đại
từ,
Đại bi,
Đại hỷ, Đại
xả”.
Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho
tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi”
là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng
thanh
thản do
từ bi đem tới. Tâm “Xả” là
thư thái nhẹ nhàng,
tự do, không kỳ thị.
Đức
Phật dạy người
Phật tử phải
tu tập tứ vô lượng tâm.
TÂM TỪ
“Từ” là lòng lành giúp ích cho người, lòng
thương yêu, thường đem vui cho tất
cả
chúng sinh. “Tâm từ” là cái gì làm cho lòng êm dịu, là lòng
mong ước cho tất
cả
chúng sinh đều được
an lành vui vẻ.
Tâm từ là lòng
mong mỏi chân thành của
người bạn hiền muốn cho bằng hữu mình được an vui
hạnh phúc. Ngược lại với
tâm
từ là lòng “sân hận”.
Tâm từ không phải là sự
yêu thương thiên về xác thịt, về
tình dục, cũng không
phải là lòng
trìu mến vị kỷ, lòng
luyến ái đối với người nào.
Tâm từ không
phân
biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, không dành riêng cho
tình
đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình
đồng hương hay
đồng đạo. Hơn
nữa
tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả
chúng sinh, bởi vì, loài
cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và
tình thương.
Nói
tóm lại,
tâm từ bao la,
rộng rãi, trải ra
đồng đều đối với chính mình cũng
như đối với những người thân cận, dù không
quen biết, dù có
ác cảm với mình.
Người
thực hiện từ tâm đến mức độ cùng tột sẽ thấy mình
đồng hóa với tất cả
chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là “ta” không
còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng.
Vạn
vật trở thành một,
đồng thể, đồng nhất.
TÂM BI
“Bi” là lòng
thương xót cứu khổ, thương dứt trừ
đau khổ cho hết thảy
chúng
sinh. Bi là
động lực làm cho tâm
rung động trước sự
đau khổ của kẻ khác.
Đặc
tính của “tâm bi” là
ý muốn giúp người khác
thoát khỏi cảnh khổ.
Tâm bi là vị thuốc có thể
tiêu trừ bệnh hung bạo. Lòng của người có
tâm bi thật
là mềm dịu.
Lắm khi người có
tâm bi không
ngần ngại hy sinh đến cả
tính mạng.
Chính
do nơi tâm bi mà
con người có thể
hoàn toàn vị tha trong khi
phục vụ kẻ
khác, giúp mà không bao giờ mong
đền ơn, đáp nghĩa.
Đối tượng của
tâm bi là những kẻ
nghèo đói,
túng thiếu, đau ốm,
cô đơn dốt nát,
hư hèn và cả những người có
đời sống buông lung, phóng đãng
tội lỗi.
Tâm
bi phải bao trùm tất cả
chúng sinh đau khổ, rất
bao la và
bình đẳng. Như
Đức
Phật xưa kia đã từng
tế độ cho một người
phụ nữ lạc bước
giang hồ và cho cả một
tên sát nhân tàn ác, toan hại Ngài. Về sau, cả hai đều theo Ngài và
hoàn toàn đổi
tính. Bên trong mỗi người, dù
xấu xa thế nào cũng ngầm có những tính tốt. Đôi
khi chỉ có
lời nói phải,
đúng lúc, cũng có thể làm đổi hẳn
con người. Như
vua A
Dục ngày xưa, tàn bạo đến nỗi, người đời bấy giờ gọi là “A Dục,
con người tội
lỗi”. Thế mà, khi
nghe được lời nói phải của một thầy
Sa di trẻ tuổi, ông đổi
hẳn lại
tính tình, mạnh tiến trên
con đường tự giác và
trở thành “A Dục,
con
người hiền đức”. Ta nên
nhận định rằng,
tâm bi của
Phật giáo không phải là giọt
nước mắt nhỏ suông gọi là
thương xót.
Kẻ thù gián tiếp của
tâm bi là “âu sầu,
phiền
não”.
Tâm từ và
tâm bi thường đi chung
với nhau. Trước hết phải dùng
tâm bi để trừ
giùm
đau khổ cho
chúng sinh, rồi kế đó dung
tâm từ mà cho họ niềm vui. Như thế,
cái vui mới được
hoàn toàn. Vậy “bi” là nhân mà “từ” là quả. Người sống có
tâm
từ bi, có
tình thương thì mọi
hận thù trên
thế gian này sẽ
tiêu tan.
TÂM HỶ
“Hỷ” là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. Hay muốn
nói cho đủ là
tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là
“ưu phiền”. Hỷ không phải là
trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là
cảm tình riêng đối với một người nào. Hỷ là lòng cùng
vui thích với người khác
khi họ có
hạnh phúc hay họ được
thành công, nhất là khi sự
thành công ấy tiến
về nẻo thiện, hướng đến
mục đích giải thoát.
Lòng “ganh tị” là
kẻ thù trực tiếp của hỷ. Nhiều người lấy làm
bực tức khi thấy
người khác
thành công hay vui khi thấy người khác thất bại.
Chính tâm hỷ làm
tiêu tan lòng ganh tị đó.
Người có
tâm hỷ sẽ trực tiếp hưởng nhiều
lợi ích do tâm ấy đem lại cho mình hơn
cả người khác. Nếu
so sánh với
tâm từ và
tâm bi,
tâm hỷ lại càng khó
thực hiện.
Muốn có
tâm hỷ, phải có
ý chí mạnh mẽ và
hết sức cố gắng. Để tạo sự an vui,
hạnh phúc trong đời sống
cá nhân cũng như tập thể và vươn mình lên sống đời
trong sạch, cao thượng, người
Phật tử nên
thực hành tâm hỷ.
TÂM XẢ
“Xả” là lòng
buông xả ra
mọi vật của mình cho tất cả
chúng sinh không
phân biệt
kẻ oán người thân. Xả là
bố thí, bỏ đi,
không chấp, không ghi giữ trong lòng.
Xả là trông thấy
đúng đắn,
nhận định chân chính,
suy luận vô tư, tức là không
ghét bỏ cũng không
luyến ái; không
ưa thích cũng không
bất mãn. Phản nghĩa của
“tâm xả” là “cố chấp”.
Người cao thượng luôn giữ
tâm bình thản trước sự khinh rẻ,
phỉ báng, nguyền
rủa. Giữa cuộc
thăng trầm của
thế gian đó,
Đức Phật dạy ta nên luôn bình thản,
hành tâm xả,
vững chắc như tảng đá
sừng sững giữa trời, vững như voi, như mãnh
hổ.
Ví như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới, tuy sống giữa
chợ người mà ta không
luyến ái những
lạc thú hão huyền và
vô thường của
cuộc đời.
Như
hoa sen từ bùn nhơ nước đục vươn lên,
chúng ta cũng vượt lên bao nhiêu
quyến rũ của
thế gian để sống
trong sạch,
tinh khiết, luôn luôn
bình tĩnh và an
vui.
- ST -